Lưới chắn giảm thiểu rủi ro
Công dụng : Khởi nghiệp hàng tá khó khăn, có ngay lưới chắn ngại gì gian nan

Doanh nghiệp nào cũng sẽ có lúc gặp khó khăn. Những khó khăn này sẽ xảy ra một cách bất ngờ và cách tốt nhất để ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại những bất trắc này mang đến cho doanh nghiệp của bạn là chuẩn bị trước để ứng phó. Dưới đây là những rủi ro về tài chính doanh nghiệp thường gặp và những cách để giải quyết chúng.
Rủi ro nội bộ
Liên quan đến con người
-
Trộm cắp.
Có vài trường hợp nhân viên sẽ không trung thực trong công việc, và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kinh tế của doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, nhân viên có thể khai khống giờ làm, trộm tiền hoặc tài sản của công ty, thậm chí yêu cầu đối tác chuyển tiền vào tài khoản riêng của họ.
Lời khuyên: Phỏng vấn kỹ càng trước khi nhận nhân viên, cũng như hỏi xin ý kiến về họ từ những chỗ làm cũ (reference), yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân rõ ràng và ký cam kết trách nhiệm nếu vi phạm quy định công ty. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng phần mềm điểm danh điện tử, cũng như lắp đặt camera ở nơi làm việc để dễ kiểm soát hơn, tuy nhiên điều này có thể gây ra tâm lý không thoải mái cho nhân viên khi làm việc. - Năng suất thấp. Khi nhân viên làm việc không hiệu quả và không tận tâm với công việc, người chịu thiệt hại nhiều nhất sẽ là bạn và sự phát triển của doanh nghiệp của bạn.
Lời khuyên: Thuê những người bạn có thể tin tưởng, và có hình thức cụ thể để nhắc nhở và kiểm điểm những nhân viên làm việc không tốt. Đồng thời cũng nên có chế độ khen thưởng hấp dẫn để nhân viên có động lực phấn đấu, phát huy năng lực.
Liên quan thông tin và bảo mật
Với nhiều doanh nghiệp, thông tin là yếu tố sống còn. Ở thời buổi kỹ thuật số, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng rất nhiều thiết bị và phần mềm công nghệ để lưu trữ thông tin và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Đa số doanh nghiệp thường lưu trữ thông tin quan trọng trên các phần mềm online, bộ nhớ, máy tính để tiện cho việc lưu trữ, theo dõi và chia sẻ… Tuy nhiên điều này cũng có những rủi ro về việc thông tin có thể bị đánh cắp do nhiều yếu tố. Hoặc khi các phần mềm bị lỗi sẽ làm trì trệ và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống.
Lời khuyên: Để tránh những rủi ro này, bạn cần có những bản sao lưu thông tin quan trọng, hoặc kế hoạch thay thế khi hệ thống gặp vấn đề để tránh bị rơi vào thế bị động.
Liên quan đến hao tổn về hạ tầng, thiết bị
Sau một thời gian hoạt động, những thiết bị, cơ sở hạ tầng tại cơ sở kinh doanh có thể gặp hỏng hóc và cần sửa chữa hoặc mua mới. Với một số hoạt động kinh doanh đặc thù như kinh doanh quán cafe hay homestay, việc đầu tư vào không gian là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu và cần được đổi mới định kỳ. Vì vậy, bạn cần phải tính đến và chuẩn bị sẵn sàng để không bị rơi vào thế bị động trước những tình huống rủi ro, hỏng hóc cũng như tái đầu tư cho không gian để duy trì hoạt động kinh doanh.
Lời khuyên Luôn có quỹ riêng cho vấn đề này, và trong những trường hợp bất trắc, bạn cũng có thể vay tiền từ nhiều nguồn khác nhau (tham khảo cách sử dụng thẻ tín dụng). Nếu là những thiết bị quan trọng nhưng chi phí quá lớn, bạn có thể nên cân nhắc việc thuê thay vì mua để giảm thiểu chi phí, hoặc nếu mua thì đảm bảo thiết bị có bảo hành đầy đủ và có bảo hiểm cho những thiết bị, phần mềm đắt tiền.
Ngoài ra, trong kinh doanh sẽ luôn có những khoản phí phát sinh ngoài dự kiến. Việc cần làm là bạn nên tạo một quỹ dự phòng và có kế hoạch điều chỉnh khoản phí dự phòng ít - nhiều tùy thuộc vào mức độ phát triển của doanh nghiệp.
Rủi ro đến từ những yếu tố khách quan
Những yếu tố khách quan thường khó để dự đoán, nhưng quan trọng là khi là một chủ doanh nghiệp, bạn cần phải biết về những tình hình xấu nhất doanh nghiệp mình có thể gặp phải. Những rủi ro này thường đến từ ngành nghề liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Những rủi ro khách quan này thường liên quan đến việc cạnh tranh trong kinh doanh, những thay đổi về môi trường hoặc thay đổi về nền kinh tế.
Cạnh tranh trong kinh doanh
Nhiều khó khăn sẽ xảy đến với bạn khi khách hàng lựa chọn mua sắm ở cửa hàng của đối thủ. Để bảo vệ cho doanh nghiệp của mình, bạn nên đánh giá xem tại sao họ lại lựa chọn đối thủ chứ không phải mình và đưa ra cách khắc phục. Một vài rủi ro xảy ra trong trường hợp này:
-
Khác biệt trong giá cả.
Nếu đối thủ có những sản phẩm tương tự của bạn nhưng với giá rẻ hơn, hoặc bất ngờ bán phá giá, khách hàng của bạn có thể tiết kiệm bằng cách lựa chọn mua sắm ở cửa hàng của đối thủ.
Lời khuyên: Có thể bạn không thể hạ giá sản phẩm, nhưng nên bù đắp lại bằng một lợi thế khác của doanh nghiệp, chẳng hạn như dịch vụ khách hàng tốt hơn. -
Sản phẩm và dịch vụ
Đối thủ của bạn có thể có sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng yêu thích hơn là sản phẩm và dịch vụ mà bạn có.
Lời khuyên: Trong trường hợp này, luôn phải theo sát những hoạt động của đối thủ, và tìm cách để làm cho doanh nghiệp của bạn nổi bật và mang đến dịch vụ tốt, cạnh tranh hơn. - Địa điểm. Đối thủ của bạn rất có thể sở hữu địa điểm kinh doanh tiềm năng tại một trung tâm đông đúc hoặc tuyến đường thuận tiện với khách hàng.
Lời khuyên: Bạn phải trang bị gì đặc biệt cho doanh nghiệp để quãng đường đi xa hơn xứng đáng với thời gian và công sức của khách hàng? Bạn có thể xem xét hạ thấp giá thành sản phẩm, mang đến những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, hoặc tìm những giải pháp giúp tăng sự trung thành của khách hàng.
Liên quan đến môi trường xung quanh
-
Thời vụ.
Một số ngành nghề có mùa cao điểm và mùa thấp điểm, trong đó mùa cao điểm là mùa bận rộn kinh doanh, đông khách, nhu cầu tăng cao; còn mùa thấp điểm sẽ là những mùa kinh doanh chậm, ít khách. Chẳng hạn như đối với ngành du lịch, mùa hè sẽ là mùa cao điểm vì đó là quãng thời gian học sinh được nghỉ hè, nhu cầu nghỉ ngơi của gia đình sẽ tăng cao.
Lời khuyên: Cần có kế hoạch kinh doanh và tài chính cụ thể cho các thời điểm kinh doanh khác nhau, đặc biệt là đối với những mùa thấp điểm - cần có quỹ dự phòng, hoặc những phương án kinh doanh hiệu quả để doanh nghiệp không bị đình trệ, thậm chí là đóng băng. - Tiền thuê nhà tăng. Nếu bạn thuê văn phòng ở một khu dân cư đông đúc, chủ nhà rất có thể sẽ tăng tiền thuê nhà.
Lời khuyên: Để đảm bảo doanh nghiệp vận hành thuận lợi, bạn nên cân nhắc việc làm một hợp đồng thuê lâu dài, chuyển văn phòng đến nơi giá cả phải chăng hơn hoặc để dành tiền để mua bất động sản riêng cho công ty. Tuy vậy, vẫn có những rủi ro liên quan đến những cách giải quyết này. Một hợp đồng dài hạn đồng nghĩa với việc bạn phải trả tiền thuê lâu dài, sẽ khó khăn nếu bạn muốn có thay đổi trong kinh doanh và tiền đền bù sẽ cao nếu bạn đột nhiên hủy hợp đồng. Văn phòng đặt ở một khu rẻ hơn có thể không phải là nơi khách hàng của bạn hay lui đến. Mua nhà cũng đồng nghĩa với việc bạn phải trả phí bảo trì, thuế đất, sửa sang nhà cửa và các khoản phí khác để duy trì trạng thái tốt của căn nhà.
- Luật lệ và quy tắc. Khi bạn là chủ doanh nghiệp, luôn luôn cập nhật những thông tin mới và chuẩn xác nhất về luật pháp ở nơi bạn kinh doanh.
Lời khuyên: Có vài luật lệ sẽ thay đổi thường xuyên và bạn sẽ muốn tuân thủ theo đề phòng trường hợp phải trả những khoản phạt không đáng có, hoặc thậm chí là ngừng kinh doanh.
Liên quan đến nền kinh tế
Những rủi ro liên quan đến nền kinh tế là hết sức tự nhiên, nhưng vẫn có thể khiến doanh nghiệp của bạn bị đình trệ. Một vài rủi ro bạn nên biết và chuẩn bị trước để đối phó có thể kể đến như:
-
Suy thoái.
Không chỉ theo dõi doanh nghiệp, bạn còn phải biết được nền kinh tế ở địa phương cũng như thế giới đang phát triển như thế nào, và khả năng xảy ra một cuộc suy thoái có hay không.
Lời khuyên: Suy thoái có thể làm ảnh hưởng nặng nề đến nhiều doanh nghiệp, và bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng về mặt tài chính cũng như có quỹ dự phòng đề phòng giai đoạn khó khăn. -
Những thay đổi về lãi suất.
Thay đổi về lãi suất có thể không được xem là quá hệ trọng, nhưng nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp của bạn nếu bạn thường xuyên vay vốn để duy trì doanh nghiệp, hoặc nếu khách hàng dùng tín dụng để chi trả cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Lời khuyên: Có hai cách hiệu quả để đối phó với rủi ro này. Một là bạn nên có một quỹ khẩn cấp dự phòng, hai là vay vốn với lãi suất không đổi.